Đấu tranh nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô (Bolshevik) vào thập niên 1920

Đấu tranh nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô (Bolshevik) vào thập niên 1920 — là một quá trình sắp xếp lại quyền lực trong Đảng Cộng sản Toàn Nga của những người Bolshevik, bắt đầu sự giảm sút ảnh hưởng chính trị của Vladimir Lenin.Một cuộc đấu tranh cay đắng bắt đầu từ thượng tầng Đảng Cộng sản để tìm người kế vị Lenin. Trong đó I.V. Stalin đã cố gắng đẩy lùi các đối thủ của mình, trước hết là, Trotsky và Zinoviev. Theo Richard Pipes, Đảng Cộng sản Liên Xô (Bolshevik) trong quá trình phát triển tự nhiên của nó qua các giai đoạn đã tập trung dần dần quyền lực trong tay của một nhóm người ngày càng ít ỏi; từ Ban Chấp hành Trung ương đến Bộ Chính trị (và trước đó là từ đại hội đảng đến Ban Chấp hành Trung ương), rồi từ Bộ Chính trị sang «troika» (bộ ba) không chính thức Zinoviev-Kamenev-Stalin và cuối cùng là việc thiết lập chế độ chuyên chính cá nhân.Nhiều nhà sử học tin rằng từ năm 1926 đến năm 1929 nên được coi là thời điểm Stalin tiến dần đến quyền lực tối cao cá nhân[1]. Vào tháng 12 năm 1925, tại Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Liên minh (Bolshevik) Stalin được K. E. Voroshilov nhận xét trong bài phát biểu là «thành viên chính của Bộ Chính trị», người «tích cực nhất trong việc giải quyết các vấn đề và các đề xuất của ông thường được thông qua nhiều hơn bất kỳ ai khác».[2] Tác phẩm nặc danh «Thư của Cựu Bolshevik» cho rằng năm 1933 là thời điểm thiết lập cuối cùng của nền thống trị độc tôn cá nhân của Stalin; tác giả của tài liệu này (người ta cho rằng đó thực sự là Bukharin) tin rằng kể từ thời điểm đó, cuộc đấu tranh trong đảng đã thay đổi về chất, chuyển từ xung đột giữa «nhóm Stalin» với các nhóm khác sang cuộc đấu tranh của nhiều nhóm nhỏ trong «nhóm lớn Stalin» với nhau nhằm gây ảnh hưởng cá nhân Stalin, bằng cách thuyết phục anh ta đưa ra những quyết định quan trọng.Trong quá trình đấu tranh, các bên chủ động vu cáo nhau là «phản cách mạng», «tiểu tư sản», «phảnn bội chủ nghĩa Lenin», «chủ nghĩa phát xít» và nhiểu «lệch lạc» khác nhau. Vì vậy, Zinoviev năm 1925 buộc tội Stalin là «nửa Trốt-kít», và nhận lại một lời buộc tội vô lý không kém là «chủ nghĩa Axelrodov» (tức là chủ nghĩa Men-sê-vich, đặt theo tên của P.B.Axelrod), mặc dù Axelrod là người theo cánh hữu chứ không phải theo cánh tã như những đối thủ của Zinoviev vu khống. Điều đáng chú ý là tại Đại hội Đảng lần thứ 12 Đảng Cộng sản Nga vào năm 1923 chính Zinoviev, đứng đầu Ủy ban Trung ương chính thức vào thời điểm đó, đã tuyên bố rằng «bất kỳ lời chỉ trích nào đối với đường lối của đảng, ngay cả những người tự xưng là „cánh tả“, đều là những lời chỉ trích của những kẻ menshevik nhưng giả vờ là bolshevik»[3].Một cuộc «chiến tranh thỏa hiệp phần thưởng» đã diễn ra, chủ yếu dưới hình thức tố cáo đối thủ đã có những bất đồng trong quá khứ với Lenin dù lúc này hay lúc khác. Vì vậy, tại Hội nghị thứ 7 Ủy ban điều hành của Quốc tế Cộng sản (1926) Stalin cho rằng vào năm 1917 Kamenev, sau khi biết về cuộc cách mạng Tháng Hai, đã gửi một bức điện chúc mừng nhân vật đang lưu vong ở AchinskĐại công tước Mikhail là «công dân đầu tiên của nước Nga tự do».Trên thực tế, tin đồn về một «bức điện Kamenev» đã đến Petrograd ngay lập tức vào mùa xuân năm 1917 và sau đó được «Pravda» phủ nhận [4]. Một tài liệu gây tổn hại lớn đến bản thân Stalin là Thư của Lenin gửi Đại hội XII (hay còn gọi là Di chúc của Lenin), trong đó khuyến nghị nên loại bỏ Stalin khỏi chức vụ Tổng bí thư. Sau đó, cũng có tin đồn rằng Stalin đã hợp tác với «mật vụ» Nga hoàng trước cách mạng.Đặc điểm của tất cả những quá trình này là cuộc đấu tranh giành quyền lực đi kèm với những cuộc thảo luận gay gắt nhất về cách thức cấu trúc kinh tế, chính trị và quốc gia của Liên Xô. Tất cả các bên tham gia cuộc xung đột đều phải thể hiện một thuyết tương đối đạo đức nhất định để biện minh cho mình, kết thúc đấu tranh với các đối thủ trong quá khứ và chống lại các đồng minh cũ xưa kia (đặc biệt là «Zinovievite» Uglanov năm 1925 đã đào thoát sang phe của Stalin, nhưng vào năm 1928 đã tham gia vào «nhóm hữu khuynh»), và thay đổi cương lĩnh của mình để vừa lòng phe đối lập. Chính vì vậy, Trotsky đã đi vào lịch sử với tư cách là «chiến sĩ» ủng hộ «nền dân chủ trong đảng» và chống lại «nhữnngg kẻ Tháng Nóng»; nhưng nghịch lý ở chỗ, sau Nội chiến bản thân ông được coi là kẻ đầu sỏ của tập đoàn «Bonaparte đỏ». Về vấn đề dân chủ, Trotsky, khi đang ở đỉnh cao của quyền lực, vào năm 1920 yêu cầu các tổ chức công đoàn phải «luôn sục sôi» và tại Đại hội lần thứ mười (1921) tuyên bố rằng các đối thủ của ông đang lạm dụng khẩu hiệu «dân chủ». Stalin tại Hội nghị Đảng lần thứ XIII (1924) đã cho rằng đối với Trotsky «dân chủ chỉ là một công cụ cần thiết nhu một con ngựa và cũng là một vũ khí chiến lược»[5]. Bản thân Stalin, thường xuyên chống lại phe đối lập “khuynh tả” Trotsky-Zinoviev (1926-1927), nhưng sau khi thành công, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thu mua ngũ cốc năm 1927 ngay lập tức «chặn họng» các khẩu hiệu của phe đối lập; còn trong lĩnh vực công nghiệp hóa và tập thể hóa thì Stalin đã thực sự áp dụng chính sách mang tính Trốt-kít.Những cáo buộc chính trị như vậy là khá phổ biến vào thời điểm đó; Zinoviev, kẻ đã trở thành kẻ thù cá nhân của Trotsky trong Nội chiến, đã chiến đấu quyết liệt chống lại ông ta vào năm 1923-1924 (Trotsky thậm chí còn cho rằng Zinoviev đã phát minh ra thuật ngữ "Chủ nghĩa Trốt-kít"), nhưng vào năm 1926, ông ta muốn thành lập một khối với sự tham gia của Trotsky. Sự phát triển tư duy chính trị của một trong những chính trị gia ôn hòa nhất trong những năm 1920, Bukharin thì rất ấn tượng: trong cuộc Nội chiến, ông không theo phe nào, nhưng lúc bấy giờ thì theo phái tả của chủ nghĩa Bolshevik, và thậm chí đã viết cuốn sách giáo khoa chính trị «ABC của chủ nghĩa cộng sản», sau đó rất phổ biến trong đảng, trong đó đầy lời biện hộ cho chế độ «cộng sản thời chiến».Tất cả các cuộc thảo luận này đã diễn ra trong thời kỳ tuyển dụng công chức biết một vài chữ đặc biệt lớn «từ băng ghế dự bị» (xem Lời kêu gọi của Lenin), những người thường không hiểu gì về diễn biến của cuộc chiến ý thức hệ trừ một số kẻ kinh viện thờ ơ với cuộc sống. Một nghiên cứu về các tài liệu thời đó cho thấy rằng các chi bộ đảng cấp dưới đa số đều không quan tâm đến các cuộc tranh giành của những người lãnh đạo - những người làm mất uy tín lẫn nhau - đang hoành hành ở cấp trên. Hầu hết các thành viên ở các cấp bậc của đảng lúc này ưu tiên bỏ phiếu cho Stalin, với tư cách là Tổng Bí thư, đã trở thành nhà kiểm soát tối cao truyền thống và đặc quyền. Đến đầu những năm 1930, đại đa số những người cộng sản bình thường (khoảng 75%) có trình độ học vấn thấp, nhiều người không thể đọc và viết. Tỷ lệ người có trình độ học vấn cao chỉ chiếm khoảng 1%. Trong điều kiện dân số nông nghiệp quá tải ở nông thôn và tỷ lệ thất nghiệp lên tới 15% trong những năm 1920, mọi người quan tâm đến các vấn đề hoàn toàn khác nhau. Trong cuộc đấu tranh chống lại «khối Trotskyite-Zinoviev» một thợ mở khóa từ Vladivostok đã viết thư gửi cho cho Molotov: «Trong khi các ông đang tranh cãi ở trung ương thì gia đình tôi có thể chết vì đói... Các ông nhắc tôi nhớ lại về các liên minh tranh giành quyền lực vào thời trung cổ xa xưa ưa thích tranh cãi về chủ đề tôn giáo»[6].Đến những năm 1930, hệ tư tưởng nhà nước Liên Xô rất phong phú bởi một loạt các học thuyết mới. Phát minh tư tưởng cá nhân của Stalin thường được đúc kết bằng một câu «xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một quốc gia duy nhất», lần đầu tiên được ông đưa ra vào cuối năm 1924, mặc dù trên thực tế, câu này lần đầu tiên được Lenin phát biểu vào năm 1915 trong bài viết «Bàn về phong trào "Hợp chúng quốc châu Âu"». Nghịch lý ở chỗ sau khi cuộc đấu tranh kết thức thì một số học thuyết của các phe phái thất bại trong việc chống Stalin rồi bị xử tử lại trở thành một phần của tư tưởng nhà nước Liên Xô. Ví dụː thuật ngữ «Đường lối chung» do Bukharin đưa ra, quan điểm "thành phố thần thánh" Leningrad vì nó là «thành phố của ba cuộc cách mạng» (do Zinoviev đề xuất). Zinoviev cũng là người đầu tiên tố cáo Đảng Dân chủ Xã hội Đức là «chủ nghĩa phát xít xã hội»; cuối cùng, học thuyết này trở thành luận điểm chính thức của Liên Xô giải thích lý do sự sụp đổ của các Đảng phái phi phát xít ở Đức chống lại chủ nghĩa quốc xã. Học thuyết theo chủ nghĩa cưỡng chế kinh tế mang tên «siêu công nghiệp hóa» bằng cách cướp tiền từ nông dân được nêu ra đầu tiên bởi nhà kinh tế Preobrazhensky, người thân cận với Trotsky, vào năm 1924. Nghịch lý thay, ngay cả khẩu hiệu bán chính thức «Stalin là Lenin ngày nay» được đưa ra bởi không ai khác ngoài Kamenev.